Câu lệnh rẽ nhánh

Trong cuộc sống, có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”. Vd: Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng… Trong Pascal cũng như vậy.

Trước khi bắt đầu về câu lệnh điều kiện, chúng ta sẽ tìm hiểu tính đúng/sai, phép so sánh và cấu trúc rẽ nhánh.

Tính đúng hoặc sai của các điều kiện

Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.

Nếu x chia hết cho 2, thì x là số chẵn; ngược lại x là số lẻ.
Nếu nhấn phím Enter, thì sẽ đưa con trỏ soạn thảo xuống dòng.

Điều kiện và phép so sánh

Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Ví dụ:

Tìm số lớn nhất: Nếu a > b, thì a là số lớn nhất; ngược lại b là số lớn nhất.

Cụ thể hơn, Pascal hỗ trợ các loại phép so sánh như sau:

Phép toán Toán tử Ví dụ a = 2 và b = 3
Lớn hơn > a > b ⇒ False
Bé hơn < a < b ⇒ True
Lớn hơn khoặc bằng >= a >= b ⇒ False
Bé hơn hoặc bằng <= a <= b ⇒ True
Bằng = a = b ⇒ False
Khác <> x <> y ⇒ True

Ngoài các phép so sánh, Pascal còn hỗ trợ các phép toán logic như sau:

Phép toán Toán tử Ví dụ    
AND True AND False ⇒ False True AND True ⇒ True False AND False ⇒ False
Hoặc OR True OR False ⇒ True True OR True ⇒ True False OR False ⇒ False
Phủ định NOT NOT(True) ⇒ False NOT(False) ⇒ True Not(False And False) ⇒ True

Kết quả của các phép so sánh đều thuộc kiểu dữ liệu là Boolean và đương nhiên là có thể lưu trữ vào các biến thuộc kiểu Boolean để tiện thao tác.

Bình luận